Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp - Điện thoại: 0277.3871588
Cỡ chữ
► Tin tứcHọc tập & làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhNhững mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Học và hành - cốt lõi của "Nhân văn hóa thành" luận"

Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh: "Học và hành - cốt lõi của "Nhân văn hóa thành" luận"

Cập nhật ngày 01/12/2021
 Nội dung

            Khi nói về mối quan hệ giữa học và hành, Bác Hồ nói lý luận như mũi tên, thực hành như cái đích để bắn tới. Có lý luận mà không vận dụng vào thực tiễn đời sống, hoặc vận dụng mà không hiệu quả thì có khác gì có tên mà không bắn, hoặc bắn không trúng đích .
           Nếu ở Phương Tây mãi đến năm 1793, lần đầu tiên người ta mới nói tới khái niệm “Văn hóa” thể hiện trong thuật ngữ “Kultur” tại một cuốn từ điển tiếng Đức, thì ở Phương Đông khái niệm “Văn hóa” đã được bàn tới từ hai ngàn năm trăm năm về trước.
            Vào thời nhà Đường, Tiến sĩ Lã ôn có hẳn một chuyên luận nhan đề là “Nhân VĂN -> HÓA thành” để bàn về việc đem cái Văn của con người tác động trở lại cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt hơn.
           Cấu trúc xã hội phong kiến tạo ra cho con người ta ý thức đi học để làm quan chứ không phải phục vụ cho việc đẩy mạnh nền sản xuất xã hội. Nhưng các bậc “Hiền Tài” có lòng thương dân không chấp nhận sự bất công, nên vẫn muốn tìm cách thoát ra khỏi tình trạng luẩn quẩn: càng có nhiều người đỗ đạt, đất đai của nông dân lại mất thêm về tay chủ đất mới, chế độ bóc lột địa tô càng thêm nặng nề. Nhưng làm sao giải quyết được mâu thuẫn này?
            Giữa chốn lao tù của đế quốc, khi bàn về văn hóa lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề mấu chốt là: mâu thuẫn giữa “Học” với “Hành” chỉ có thể giải quyết triệt để khi đặt nó nằm trong cuộc cách mạng thay đổi chế độ xã hội, giải phóng sức lao động của con người: phải có “dân quyền”, xuất phát từ “kinh tế”, vì quyền lợi của dân tộc, của nhân dân (văn hóa là của dân, do dân và vì dân).
           Bao nhiêu giấy mực đã được dùng để luận bàn xem “ Văn hóa là gì?”. Đến nay đã có tới hàng vài trăm định nghĩa, khái niệm, và quan niệm về Văn hóa. Nhưng càng nhiều người bàn, người đọc càng thêm lúng túng, chẳng phân biệt nổi đâu là đâu.
          Dưới ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh chúng ta nhận ra có ba cách hiểu cơ bản về văn hóa, đó là: những biểu tượng về những cái tốt đẹp nhất đã/đang/và sẽ phải có. Những biểu tượng ấy chi phối lối sống cộng đồng.
          Nếu những người đại biểu cho nền sản xuất nông nghiệp (với các thao tác lao động lặp đi lặp lại) đề cao những cái tốt đẹp nhất đã có, (kiểu như khái niệm chữ “Lễ”)... Nếu những người đại biểu cho nền sản xuất “làm ra cái khác với cái có sẵn trong tự nhiên” khi họ nói nhiều đến kết quả lao động đang có, gọi là “giá trị”... - Thì những người hoặc là đại diện cho nền sản xuất mới (nền sản xuất dựa vào tri thức, ít lệ thuộc vào các điều kiện tự nhiên), hoặc là đại diện cho một lối tư duy “biến dịch”, có tầm nhìn “quán tưởng” , lại không chỉ coi trọng các giá trị đã và đang có, mà còn phải quan tâm đến cả cái sẽ phải có, cái cần phải có.
            Khác với những người chỉ nghĩ “ta có gì?”, người được hiểu là “có văn hóa” với đúng nghĩa của nó, còn phải nghĩ, một trăm năm nữa, hai trăm năm nữa... con cháu chúng ta có cái gì, và chúng ta phải làm gì để con cháu chúng ta được sống tốt hơn?
            Với quan niệm “sống gửi thác về” từ xa xưa người Phương Đông nói chung, người Việt nói riêng không chỉ coi trọng “Văn” mà còn rất đề cao “Hóa”. Điều này không những đã giúp cho phương pháp luận nghiên cứu văn hóa có được sự biện chứng hơn, mà còn giúp cho việc nghiên cứu ấy tới được cốt lõi của vấn đề một cách thuận lợi hơn.
             Như trên đã trình bày, theo Trang Tử, nhờ có tập tục xăm mình (văn thân) xuống nước bắt cá của người Việt có từ thời xa xưa mà chữ Văn đã hình thành (trên cơ sở lao động mà con người đã nhận ra).
            Nhưng, Văn hóa với cách hiểu là “Học và Hành” chính là sự đổi thay một cách họp lý lối sống của nhân loại trong sự phát triển không ngừng của tự nhiên và xã hội.
             Giữa chốn lao tù của đế quốc, lãnh tụ Hồ Chí Minh nói: toàn bộ những (sự) phát minh và sáng tạo ấy... tức là văn hóa.
            Sau cách mạng tháng Tám, vào năm 1946, trong cuốn sách Văn hóa là gì? do Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, học giả Đào Duy Anh (1924 - 1980), một mặt nhấn mạnh văn hóa là “những cái khác với cái có sẵn trong tự nhiên”, mặt khác ông lại chia ra hai hình thức lao động, lao động mưu sinh và lao động sáng tạo. Chỉ có hình thức “lao động sáng tạo” mới được gọi là lao động văn hóa. Theo ông, một ca sĩ hát trên sân khấu mà không sáng tạo cũng chỉ là lao động mưu sinh mà thôi.
              Những (sự) phát minh và sáng tạo như Bác Hồ nói chính là sự vươn tới (là danhđộng từ) “cái văn tốt đẹp hơn cần phải có” của con người - Đó là cốt lõi tư tưởng Văn hóa - Giáo dục Hồ Chí Minh.
             “Sự vươn tới" cái Văn tốt đẹp hơn” mới chỉ là điều kiện, mới chỉ là biện pháp buộc phải có, buộc phải thực hiện. Coi cái “cần phải có” như “đã có” theo kiểu công nhận làng văn hóa, gia đình văn hóa, hoặc “bệnh thành tích” trong giáo dục (trường nào cũng phải đạt 100% là học sinh khá giỏi) một cách hình thức trong giai đoạn vừa qua vừa gây ra tốn kém, mất thì giờ, mà lại phản tác dụng, chẳng khác gì bắt trẻ con phải “chín ép' để thành người lớn (phải giống hệt như... mình), chẳng khác gì túm cổ cây mạ nhấc lên (cho... chóng lớn).
              Trong trận tấn công của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc năm 1947, việc Bác Hồ bình tĩnh ngồi đánh máy nhằm hoàn thành tập bản thảo “Sửa đổi lối làm việc” giữa một cánh rừng ở cách một mũi tiến đánh của giặc Pháp chưa đầy cây số, cho thấy ý nghĩa của việc chỉ ra đâu là “cái văn cần phải có” mới quan trọng như thế nào...
              Văn hóa phải “soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa luôn luôn là ngọn đèn ở phía trước như câu chuyện “Ánh lửa trong đêrrí' của nhà văn Nga Kôrôrencô, vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ nêu ra khái niệm “xây dựng nền văn hóa mớỉ' hoặc “xây dựng nếp sống mới, mà chỉ nói đến việc tạo ra những điều kiện cần thiết về nhân lực vật lực gọi là “Đời sống mới”. Vấn đề quan trọng đặt ra là “làm thế nào” để có thể đến được mục tiêu “đời sống mới” khi mà mục tiêu luôn luôn vận động vượt lên phía trước?.
                Hai ngàn năm trăm năm về trước người ta đã nói một cách biện chứng về việc “đuổi theo cái bóng” này.
              Người xưa quan niệm cái Văn của trời (thiên văn) là do hiện tượng Âm Dương giao nhau mà tạo nên. Cái văn của con người (nhân văn) là do con người nhận thức được quy luật tự nhiên và xã hội mà có. Nhưng sau khi có hai thứ “văn” đó, con người phải nghiên cứu chúng để tìm ra cái văn mới tốt đẹp hơn, để rồi lại đem cái văn mới tốt đẹp hơn ấy ứng dụng vào cuộc sống, làm cho cuộc sống phát triển hơn lên.
Bác Hồ viết bài bàn về “Con đường phía trước trong khi toàn Đảng, toàn dân ta đang sôi nổi nói tới sự kiện trọng đại là Xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Việc làm đó chẳng khác gì hành động đầu tiên của ông Lão Tử trước khi bước vào cuộc hành trình vạn dặm, là nhìn xuống chân mình.
                Một vấn đề, dù là trọng đại đến đâu cũng phải bắt đầu học tập, nghiên cứu từ thực tế đơn giản nhất đang có trước mắt.
                Tuy xưa kia cơ cấu tổ chức xã hội tạo nên cho con người ta ý nghĩ đi học là để làm quan, nhưng do nhu cầu sống của cộng đồng thúc bách, đã có không ít các ông thầy chân chính biết lắng nghe tiếng vọng lên từ dân chúng. Bởi thế mà Bác Hồ nhắc nhở chúng ta là phải chọn lọc mà học nhiều điều bổ ích có ở họ...
                 Nghe nói: Vào một buổi hoàng hôn chạng vạng, Khổng Tử ngồi xe tìm về nghỉ chân tại một lữ quán nào đó. Chợt người đánh xe nhìn thấy đứa trẻ ngồi giữa đường nghịch cát. Người đánh xe vốn thích xem phim Bao công xử án, lớn tiếng quát hỏi “Kẻ ngồi giữa đường kia là ai? Cớ sao dám cản đường quan đi?”. Đứa trẻ nói: “Ta đang xây thành!?.. Kẻ phụ tá của “Bao hắc tử” lại quát: “Hỗn láo! Tránh ra cho xe đại nhân đi!” Đứa trẻ nói: “Nói lạ ! Xưa nay xe tránh thành, chứ có bao giờ thành tránh xa đâu!”. Không ngẩng lên, vừa nói đứa trẻ vừa tiếp tục lấy cát xây thành. Thấy vậy, Khổng Tử xuống đi bộ, bảo xà ích đánh xe đi theo đường vòng. Đứa trẻ lễ phép khoanh tay xin cụ già dậy cho đôi điều. Đứa trẻ hỏi “Xin cụ cho biết trên trời có bao nhiêu ngôi sao?” Khổng tử nói “ Chuyện dưới đất không hỏi, hỏi làm chi chuyện trên trời? Đứa trẻ hỏi: “ Vậy thưa cụ, trên rừng có bao nhiêu cái cây?". Khổng Tử ngỡ ngàng nói: “Chuyện dưới chân không hỏi, hỏi làm chi chuyện ở nơi xa vời”!. Đứa trẻ lại hỏi “ Vậy thì, ngay dưới chân cụ có bao nhiêu hạt cát?"...
                  Khổng Tử “à” một tiếng, nhìn xuống chân mình, thầm nghĩ: “Đại nhân hay tiểu nhân đâu phải là tuổi tác hơn kém nhau một hai con số. Ngồi bó gối trên xe bò bánh gỗ xóc nẩy người, so với kẻ tọa lạc giữa đường thênh thang như thế kia... ai được ai mất ”(?).
                    Vị sư phụ của thế gian lại có thêm một thí dụ sinh động cho câu nói câu “Dậy không biết mỏi, học không biết chán!” của mình.
                    Sau này, để lời khuyên về sự cần thiết phải học mang tính khách quan, Bác Hồ của chúng ta thường dẫn lời cổ nhân: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” (dân gian), “Học, học nữa, học mãi” (lời Lê Nin), “Học không biết chán, dậy không biết mỏi” (Khổng Tử), “Học mà thường tập, chẳng cũng vui lắm sao” (Khổng Tử)...
                  Dẫn lại lời người khác nói về học tập, cho thấy bản thân Bác đã coi trọng chuyện “học tập suốt đời” (từ đồng loại và vì đồng loại) quan trọng như thế nào.
(Trích "Vì lợi ích trăm năm trồng người". Sách hiện đang sẵn sàng phục vụ tại Thư viện tỉnh Đồng Tháp. Phòng đọc: KDVV12.9073,   Phòng mượn: MEVV12.1208)

Thư viện tỉnh Đồng Tháp
Địa chỉ: 05 Phạm Hữu Lầu, Phường 4, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Điện thoại: 0277.3871588; Email: dongthaplibrary@thuviendongthap.com
Địa chỉ trang tin: http://www.thuviendongthap.vn hoặc http://www.thuviendongthap.com
Trang chủ | Liên hệ
 
Giấy phép số: 03/GP-TTĐT, cấp ngày 08/9/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Tháp.